GIÁ CÀ PHÊ XUẤT KHẨU VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ RA THẾ GIỚI
Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê. Hiện tại, thị trường cung ứng Robusta dần sôi động với sự trở lại của 2 quốc gia sản xuất lớn bên cạnh Việt Nam là Brazil và Indonesia. Hôm nay, hãy cùng Việt Thiên tìm hiểu về giá cà phê hiện tại nhé!
Giá cà phê Robusta leo thang trước lo ngại nguồn cung khan hiếm
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch ngày 10/8, giá cà phê Robusta trên Sở ICE London ghi nhận ở mức 2.299 USD/tấn, tăng 20% so với mức giá 1.926 USD/tấn hồi đầu năm. Thậm chí, giá mặt hàng này có thời điểm giao dịch trên mức 2.300 USD/tấn, cao nhất trong vòng 7 tháng trở lại đây.
Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam, cho biết: “Sự gia tăng nhanh chóng của giá Robusta từ đầu năm đến nay chủ yếu đến từ những lo ngại của thị trường về vấn đề khan hiếm nguồn cung tại các nước cung ứng. Dù vậy, mức giá cao ở thời điểm hiện tại đang là lợi thế khá tốt cho hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam”.
Dự báo sản lượng tại Brazil, quốc gia xuất khẩu lớn thứ 2, đã bị cắt giảm 3,8% so với năm 2022 xuống còn 17,5 triệu bao, theo dữ liệu từ Cơ quan Cung ứng Mùa vụ của Chính phủ (Conab).
Mới đây nhất, Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho biết thị trường giá cà phê thế giới được dự đoán sẽ thâm hụt 7,27 triệu bao trong niên vụ hiện tại, với sự suy yếu 2,1% của sản lượng Robusta so với niên vụ trước.
Tâm lý lo ngại nguồn cung thu hẹp đã khiến nông dân các nước xuất khẩu chính trở nên dè dặt hơn trong quyết định đẩy mạnh nguồn cung ra thị trường. Trong khi đó, ICO cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ cà phê sẽ ở mức 1-2%/năm, đẩy thị trường ở thời điểm hiện tại rơi vào tình trạng khan hiếm, từ đó hỗ trợ cho đà tăng của giá cà phê.
Tuy vậy, triển vọng nguồn cung không mấy tích cực tại các quốc gia trên đang là lợi thế cho việc đẩy mạnh xuất khẩu nhằm duy trì vị thế dẫn đầu của Việt Nam.
Nguồn cung cà phê tiếp tục hạn chế từ đối thủ cạnh tranh
Indonesia đã bắt đầu thu hoạch mùa vụ mới với dự báo sản lượng ở mức thấp kỷ lục trong 9 năm trở lại đây, khiến cho nông dân nước này hạn chế hoạt động xuất khẩu.
Cụ thể, quốc gia này đã xuất khẩu 27.022 tấn cà phê trong 2 tháng đầu năm, giảm mạnh so với 37.666 tấn cùng kỳ năm 2022, theo dữ liệu của chính phủ.
Với Brazil, tình trạng tương tự cũng xảy ra. Dù mới bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, lượng mưa bất ngờ quay trở lại khu vực Đông Nam của Brazil và được dự báo tiếp diễn trong tháng 8. Điều này có thể đem lại lợi thế cho sự phát triển Arabica tại Minas Gerais nhưng đồng thời lại là bất lợi đối với hoạt động thu hoạch tại Espirito Santo, vùng sản xuất Robusta chính.
Cùng với đó, các nhà sản xuất đều đánh giá không mấy tích cực về vụ cà phê đang thu hoạch do thời tiết không thuận lợi vào đầu mùa, đã khiến sản lượng ở dưới mức tiềm năng.
Kết hợp với những dự báo về sản lượng suy yếu, nông dân tại quốc gia này cũng hạn chế việc cung ứng ra thị trường.
Như vậy, dù thị trường xuất khẩu chuẩn bị sôi động trở lại với sự xuất hiện của 2 quốc gia cung ứng hàng đầu nhưng sẽ không còn đe dọa lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, thậm chí còn là lợi thế trong bối cảnh nông dân lo sợ rủi ro sản lượng thấp.
Việt Nam tận dụng cơ hội duy trì kỷ lục cung ứng
Mặc dù bối cảnh kinh tế thế giới chưa ổn định, đặc biệt sau những biến động vĩ mô, giới phân tích nhận định nhu cầu đối với cà phê Robusta vẫn có thể khởi sắc.
Với ưu điểm giá cà phê rẻ hơn, Robusta đang có nhiều lợi thế trong việc cạnh tranh thị phần tiêu dùng so với Arabica, một giống cà phê lớn khác có vị thanh hơn nhưng giá cả cao hơn.
Sự trỗi dậy của Robusta phần nào được thể hiện qua số liệu xuất khẩu cà phê gần đây của Việt Nam, quốc gia cung ứng lớn nhất thế giới với 36% sản lượng toàn cầu.
Việt Nam đã xuất khẩu 210.372 tấn cà phê vào tháng vừa qua, tăng 5,2% so với tháng trước và cao hơn mức 142.544 tấn của tháng 1, theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan.
Mặc dù số liệu xuất khẩu trong tháng qua giảm nhẹ 0,12% so với cùng kỳ tháng năm ngoái nhưng kim ngạch có sự tăng trưởng tốt khi đạt 482,4 triệu USD, cao hơn mức 474,4 triệu USD cùng kỳ năm trước. Điều này chỉ ra lợi thế về giá ở thời điểm hiện tại mà nước ta có thể tận dụng.
“Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam có thể tận dụng tình hình giá cà phê đang ở mức cao, dao động từ 57.300 - 59.800 đồng/kg, cùng hỗ trợ kép khi nhu cầu tăng trưởng ổn định và hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp đều có sản lượng thấp, để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Đây chính là cơ hội để Việt Nam duy trì kim ngạch xuất khẩu ngành cà phê trên 4 triệu USD, tiếp nối kỷ lục năm 2022.”, ông Phạm Quang Anh đánh giá.
Như vậy, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để tiếp tục duy trì vị thế quốc gia cung ứng Robusta lớn nhất thế giới cũng như nối tiếp kỷ lục kim ngạch xuất khẩu cà phê đã lập ra trước đó.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian này là cần thiết vì sự phát triển của ngành cà phê cũng như lợi ích của các nhà xuất khẩu trong nước.
Tuy nhiên vẫn còn một nỗi buồn cà phê Việt: Xuất khẩu top đầu thế giới, giá cà phê lại xếp chót bảng
Xét về năng suất trồng, cà phê Việt Nam đứng đầu thế giới; về thị phần xuất khẩu, Việt Nam xếp thứ 2. Song, giá cà phê Việt lại quá rẻ, luôn xếp chót bảng trong các nước xuất khẩu.
Giá bán thua xa các đối thủ cạnh tranh
Theo Tổng cục Thống kê, ước tính tháng 6/2023, Việt Nam xuất khẩu 230 nghìn tấn cà phê, trị giá 522 triệu USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 10,2% về trị giá so với tháng 3/2022. Tính đến hết quý I/2023, xuất khẩu cà phê của nước ta ước đạt 572 nghìn tấn, thu về gần 1,27 tỷ USD, giảm 1,6% về lượng và giảm 2,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Quý I/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.214 USD/tấn, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2022, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt khoảng 1,78 triệu tấn, thu về 4,06 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và 32% về giá trị so với năm 2021. Đây cũng là năm đầu tiên trong lịch sử xuất khẩu cà phê vượt mốc 4 tỷ USD.
Theo số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế, Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về thị phần xuất khẩu cà phê (giai đoạn tháng 2/2021-1/2022), chỉ xếp sau Brazil. Còn xét về năng suất trồng, cà phê Việt Nam đứng đầu thế giới khi đạt 2,4 tấn/ha. Song, giá cà phê xuất khẩu của nước ta lại rất rẻ, luôn xếp chót bảng trong các nước xuất khẩu.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu cho hay, trong năm 2022, EU nhập khẩu 3,05 triệu tấn cà phê, trị giá 12,81 tỷ EUR (tương đương 13,85 tỷ USD) từ các thị trường ngoại khối (các nước không thuộc EU).
Với khối lượng xuất khẩu đạt 662 nghìn tấn, trị giá gần 1,54 tỷ EUR (tương đương 1,66 tỷ USD), Việt Nam là nhà cung cấp cà phê ngoại khối lớn thứ 2 vào thị trường EU, chỉ đứng sau Brazil.
Tuy nhiên, trong 5 nhà cung cấp cà phê ngoại khối lớn nhất vào thị trường EU, giá của phê Việt lại đứng chót bảng. Cụ thể, giá cà phê EU nhập từ Brazil là 4.162 EUR/tấn; từ Honduras là 5.036 EUR/tấn; Uganda là 2.539 EUR/tấn; từ Ấn Độ là 2.728 EUR/tấn; trong khi giá trung bình nhập cà phê từ Việt chỉ ở mức 2.323 EUR/tấn, thua xa giá so với Brazil, Honduras và cả Ấn Độ.
Tương tự, số liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ công bố cho thấy, trong 11 tháng năm 2022, Mỹ nhập khẩu cà phê chủ yếu từ Brazil, Colombia, Việt Nam, Guatemala, Mexico... với giá trung bình 5.817 USD/tấn.
Song, giá Mỹ nhập khẩu cà phê từ Việt Nam chỉ ở mức 2.331 USD/tấn; giá cà phê nhập từ Colombia lên tới 6.345 USD/tấn (gấp 2,7 lần so với giá Việt Nam); nhập từ Guatemala với giá 6.082 USD/tấn; từ Mexico, Brazil lần lượt ở mức 5.559 USD/tấn và 4.315 USD/tấn; nhập từ các thị trường khác với giá 7.727 USD/tấn.
Tình trạng cà phê Việt Nam hiện tại: Vẫn bán thô và không có thương hiệu
Hiện tại, đa phần cà phê Việt xuất khẩu dưới dạng thô nên giá rất rẻ. Vì thế, nên giá cà phê Việt Nam không đạt giá trị xuất khẩu đã đề ra.
Cà phê chế biến sâu giúp gia tăng giá trị nhưng tỷ lệ sản phẩm chế biến trong xuất khẩu lại không nhiều. Chưa kể, nước ta xuất khẩu chủ yếu là cà phê Robusta (chiếm khoảng 75,5% tổng giá trị xuất khẩu cà phê năm 2022) song giá cà phê loại này lại thấp hơn so với giá cà phê Arabica.
Chúng ta cũng chưa xây dựng được thương hiệu tầm cỡ quốc gia cho cà phê Việt. Thế nên, bao nhiêu năm nay, Việt Nam dù nằm trong nhóm quốc gia xuất khẩu cà phê top đầu thế giới nhưng tiền thu về lại ít.
Công nghệ chế biến cà phê của các doanh nghiệp Việt đều rất hiện đại, không thua kém gì so với các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị cho hạt cà phê đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đồng thời làm thương hiệu quốc gia cho mặt hàng này.
Hiện tại, thế giới tiếp cận cà phê không chỉ là một loại thức uống. Rất nhiều giá trị kinh tế từ cây cà phê như: mật ong hoa cà phê, phân bón từ bã cà phê; thuốc nhuộm vải, sợi, giày… cũng có thể làm từ cà phê.
Về thương hiệu cà phê, muốn cạnh tranh phải xây dựng thương hiệu. Các doanh nghiệp khi xây dựng thương hiệu phải định vị lại, phải biết kể câu chuyện để gieo vào cảm xúc của người tiêu dùng. Giúp cho giá cà phê Việt nâng tầm và phát triển lâu dài.
Cà phê nguyên chất tại Xưởng rang xay cà phê Việt Thiên
Xưởng rang xay cà phê Việt Thiên (ZeMor Coffee) là một trong những công ty đi đầu trong phong trào uống cà phê sạch và nguyên chất tại Việt Nam. Vì thế nguyên liệu đầu vào luôn là một trong những tiêu chí quan trọng, được ZeMor Coffee ưu tiên hàng đầu. Để có những mẻ cà phê ngon và chất lượng, cà phê nhân xanh cũng phải là cà phê ngon và đạt tiêu chuẩn của Việt Thiên đề ra.
ZeMor Coffee sở hữu vùng nguyên liệu cà phê sạch theo tiêu chuẩn VietGap, cho ra đời những hạt cà phê nhân xanh chất lượng cao, phù hợp với những yêu cầu khắt khe mà xưởng rang xay Việt Thiên đề ra.
Những mẻ cà phê chất lượng được thu hoạch và đưa đến 3 nhà máy rộng hơn 10.000m2 của Việt Thiên để tiến hành công đoạn sơ chế, phân loại và rang xay chuyên biệt. Tại các nhà máy, từng hạt cà phê được đội ngũ kỹ thuật viên chọn lọc và chăm chút cho từng hạt cà phê. Để các hạt cà phê có thể đạt đủ độ ngon và thăng hoa, chúng đã trải qua một quá trình dài đầy khó khăn với sự chăm chút và tình yêu cà phê đến tận cùng của người nông dân.
Sử dụng máy rang hiện đại và công nghệ mới nhất, ZeMor Coffee mang đến cho người dùng những hạt cà phê ngon, sạch với hương vị cà phê nguyên bản nhất.
Hương thơm quyến rũ từ tách cà phê nguyên chất mang lại sẽ cho bạn biết rằng cà phê thật sự có thể thơm đến như thế. Và khi thưởng thức một tách, bạn sẽ hoàn toàn bị nó chinh phục. Là một người tiêu dùng, hãy ủng hộ các sản phẩm cà phê nguyên chất sạch và chất lượng từ vùng nguyên liệu sạch của Việt Thiên, bạn nhé!
Nếu như quán của bạn cần mua cà phê nguyên chất tại TpHCM có thể liên hệ với Xưởng Việt Thiên (ZeMor Coffee) qua Hotline:(028) 3716 6995 - 0938 020 266 hoặc Fanpage: ZeMor Coffee để nhận được tư vấn và mẫu thử miễn phí nhé!