NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA CÀ PHÊ NHÂN XANH
Các xưởng rang xay cà phê chuyên nghiệp đều biết, cà phê nhân xanh mang các loại bệnh sẽ có tác động tiêu cực đến việc kinh doanh và hương vị. Nhiều bệnh hại còn gây hại trực tiếp đến giá trị và sức khỏe của người dùng. Hôm nay, hãy cùng Xưởng cà phê Việt Thiên tìm hiểu về các loại bệnh và cách ngăn chặn nhé!
Nguyên nhân dẫn đến bệnh của cà phê nhân xanh
Hầu như các giống cà phê đều không có sức đề kháng cao với sâu bọ, dịch bệnh khiến quả dễ bị nhiễm các vi khuẩn gây hại. Hạt cà phê nhân xanh Arabica cũng có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với hạt cà phê Robusta.
Hơn thế, nếu hạt cà phê nhân xanh tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ cao, độ ẩm, ánh nắng,…, cà phê có khả năng bị oxy hoá tạo nên các khuyết điểm nhanh chóng.
Cà phê nhân xanh bị nhiễm đen
Cà phê nhân xanh bị nhiễm đen là một loại bệnh rất dễ nhận biết thông qua cảm quan bên ngoài. Hạt cà phê bị bệnh sẽ có màu đen hoặc nâu và nhăn nheo toàn hạt hoặc một phần, vết nứt giữa hạt nở rộng. Chúng sẽ khiến cà phê nhân xanh có mùi khó chịu tương tự như mùi tanh. Một số thời điểm nhất định có thể có cả vị lên men.
Nguyên nhân chính khiến cà phê nhân xanh bị nhiễm đen là cây không đủ chất dinh dưỡng, thiếu nước trong thời kỳ sinh trưởng, quả không phát triển hoặc bệnh nấm. Ngoài ra, nếu quả cà phê bị lên men quá mức hoặc quá chín hay sử dụng quả đã rụng để sơ chế cũng có thể dẫn đến cà phê bị đen.
Để tránh cà phê nhân xanh bị đen, bạn cần đảm bảo dinh dưỡng và tưới nước cho cây hợp lý đồng thời kiểm soát sự phát triển của bệnh nấm, thu hoạch khi quả còn trên cây và cẩn thận trong quá trình lên men.
Cà phê nhân xanh bị chua
Cà phê nhân xanh bị chua sẽ có màu nâu nhạt, đỏ hoặc vàng. Lớp vỏ bên ngoài có thể có màu nâu đỏ. Khi bị trầy xước, hạt có thể tỏa ra mùi giấm rất đặc trưng. Cà phê gặp lỗi này thường có hương vị chua, mùi cỏ, cảm giác sẽ rất khó chịu chứ không như vị chua nhẹ nguyên bản từ cà phê.
Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến cà phê có vị chua rất khó chịu có thể bao gồm nhiều lý do như: thu hoạch quá muộn, quả quá chín, lên men quá mức, nguồn nước sử dụng khi chế biến bị ô nhiễm hoặc kho bảo quản có độ ẩm quá cao.
Để tránh cà phê nhân xanh bị chua, nhà sản xuất cần tính toán chính xác thời điểm thu hoạch, sơ chế ngay khi vừa hái nếu sơ chế ướt hoặc bán ướt và luôn sử dụng nước sạch khi sơ chế.
Hạt cà phê nhân xanh bị vỡ
Hạt cà phê nhân xanh bị vỡ là một khuyết điểm phổ biến và dễ phát hiện nhất bởi hạt không còn nguyên vẹn mà bị gãy, nứt làm nhiều mảnh. Điều này khiến trong quá trình rang, nhiệt không thể truyền đều qua hạt. Các phản ứng diễn chuyển hóa diễn ra không đồng đều làm hương vị mất cân bằng. Ngoài ra, hạt bị vỡ còn tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, thúc đẩy quá trình phân huỷ khiến hạt nhiễm nấm, hư hỏng nhanh hơn.
Chứng bệnh này có thể được gây ra bởi máy móc trong quá trình sơ chế khi tách vỏ, loại bỏ lớp thịt quả, sấy khô và xay xát. Hơn nữa, nếu hái cà phê chưa chín, điều kiện độ ẩm trong quá trình bảo quản kém cũng sẽ khiến hạt dễ vỡ.
Nhà sản xuất có thể hạn chế lỗi này bằng cách vệ sinh máy móc thường xuyên. Chú ý đến độ chín và độ ẩm khi thu hoạch, bảo quản và phân loại kỹ các hạt bị vỡ để tránh lây nhiễm sang toàn bộ lô cà phê. Việc vệ sinh máy móc còn làm giảm tình trạng nấm mốc và vi khuẩn gây hại cho hạt cà phê.
Thu hoạch cà phê khi cà phê chưa chín
Tình trạng này rất hay xảy ra khi thu hoạch những hạt cà phê chưa chín, nhỏ hơn với mật độ thấp. Khi được tách vỏ hoàn toàn và ở trong trạng thái cà phê nhân xanh, chúng khó phát hiện sau. Lý do dẫn đến tình trạng này là do cà phê khi được thu hoạch nhưng chín không đồng đều, được thu hoạch hàng loạt để tiết kiệm thời gian của nhà vườn.
Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết được hạt cà phê chưa chín sau khi rang thông qua màu sắc vì cà phê chưa chín sẽ có màu nhạt hơn. Nếu sử dụng cà phê chưa chín, hương vị sẽ có mùi như giấy.
Lỗi cà phê chưa chín hay Quakers thường được gây ra khi cây thiếu dinh dưỡng, hạn hán, kỹ thuật hái kém, thu hoạch khi cà phê còn xanh hoặc bệnh gỉ sắt lá cà phê.
Để tránh Quakers, cà phê cần được hái thủ công bởi các công nhân có tay nghề cao. Họ có đủ kinh nghiệm thông qua kích thước, màu sắc, độ mọng để dự đoán hạt đã đủ độ chín để thu hoạch.
Cà phê nhân xanh bị côn trùng đục lỗ
Khi cà phê bị bệnh này, bề mặt quả hoặc hạt thường sẽ có các lỗ nhỏ do côn trùng tác động. Tùy vào loại côn trùng gây hại mà cà phê có thể bị nhạt hoặc chua.
Cà phê là loại cây rất dễ bị sâu bệnh, nhất là do côn trùng tác động. Nhiều loại côn trùng ăn quả cà phê khi cà phê còn ở trên cây hoặc trong quá trình bảo quản. Trong đó phổ biến nhất là sâu đục quả cà phê.
Bên cạnh đó, từ những vết chích hoặc vết cắn của côn trùng, cà phê có thể bị nhiễm nấm mốc từ cơ thể côn trùng.
Biện pháp ngăn ngừa cà phê bị côn trùng cắn là thường xuyên kiểm tra vùng trồng, sử dụng bẫy côn trùng hoặc các chế phẩm diệt trừ sâu bọ. Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc diệt sâu bọ, côn trùng quá gần ngày thu hoạch cà phê.
Cà phê nhân xanh bị nhiễm nấm mốc
Cà phê nhân xanh rất dễ bị nhiễm nấm mốc. Một khi cà phê bị nhiễm nấm mốc, nó có thể làm hạt xuất hiện các bào tử màu trắng, vàng, xám hoặc đỏ tạo nên hương vị ẩm mốc, mùi đất. Không những thế, một số loại nấm mốc có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Nguyên nhân chính khiến cà phê nhiễm nấm đều liên quan đến độ ẩm. Chẳng hạn như thời gian lên men quá dài, gián đoạn trong quá trình sấy khô, bảo quản đậu có độ ẩm cao…
Các xưởng rang hoặc nhà cung cấp phải hết sức thận trọng khi sử dụng các phương pháp chế biến tự nhiên hoặc mật ong. Chỉ chế biến cà phê tự nhiên và mật ong trong điều kiện khí hậu hoặc có công nghệ phù hợp. Loại bỏ các hạt bị côn trùng/máy móc làm hỏng và phân loại kỹ càng để tránh hạt bị vỡ hoặc lây lan nấm mốc.
Khuyết điểm khoai tây trên cà phê nhân xanh
Khiếm khuyết của khoai tây ở cà phê nhân xanh rất khó nhận ra. Bạn chỉ có thể nhận biết khi cà phê đã được rang vì vị của cà phê này sẽ có mùi khoai tây sống.
Để có thể đề phòng khả năng lây nhiễm của loại côn trùng này, bạn hãy thường xuyên kiểm tra cây trồng để phát hiện sự phá hoại đồng thời có các biện pháp ngăn ngừa sâu bọ hợp lý.
Giải quyết các bệnh trên cà phê nhân xanh như thế nào?
Để đảm bảo các hạt cà phê nguyên liệu của mình có thể đảm bảo đúng tiêu chuẩn, các xưởng cần tuân thủ theo quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt để loại bỏ các khuyết điểm có thể rất tốn kém.
Cây cà phê cần rất nhiều công sức và sự tỉ mỉ từ khâu chăm bón, thu hoạch, phân loại đến cơ chế, vận chuyển, bảo quản. Tuy nhiên, các nông hộ cà phê rất xem trọng điều này. Các nhà sản xuất cùng các chuyên gia đã nghiên cứu các kỹ thuật cụ thể cho từng lỗi của cà phê và đề ra những biện pháp để loại bỏ triệt để các lỗi trong cà phê đặc sản này:
Đầu tiên là lựa chọn các phương pháp sản xuất cà phê nhân xanh tốt nhất như nông lâm kết hợp, sinh học năng lượng để bảo vệ cây trồng một cách tốt nhất. Các phương pháp này dựa trên khoa học bền vững, tạo nên một môi trường tự nhiên, hài hoà để cây cà phê phát triển và tránh các côn trùng gây hại nhờ thiên địch, hạn chế tối đa các chất hóa học.
Trong quá trình canh tác, nông trại cần được kiểm soát độ ẩm, chất dinh dưỡng, hệ thống tưới tiêu để bổ sung kịp thời. Thường xuyên kiểm tra tình trạng của cây cà phê, cắt tỉa các cành để vùng trồng thoáng đãng, sạch sẽ, phòng ngừa sâu bệnh phát triển.
Khi thu hoạch cà phê, người nông dân cần chú ý hái những quả cà phê đạt đủ độ chín, không bị hư hại. Quả cà phê khi hái về phải được rửa sạch, phân loại và chế biến nhanh chóng để tránh tình trạng hư hỏng. Sau khi sơ chế, sấy khô, cà phê nên được bảo quản cần thận trong nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, tránh ánh sáng và các chất độc hại. Nếu lượng cà phê thu hoạch quá lớn nhưng chưa kịp chế biến, bạn có thể tham khảo các cách bảo quản cà phê nhân xanh tại ZeMor Coffee nhé!
Cà phê nhân xanh tại Xưởng rang xay cà phê Việt Thiên
Xưởng rang xay cà phê Việt Thiên (ZeMor Coffee) là một trong những công ty đi đầu trong phong trào uống cà phê sạch và nguyên chất tại Việt Nam. Vì thế nguyên liệu đầu vào luôn là một trong những tiêu chí quan trọng, được ZeMor Coffee ưu tiên hàng đầu. Để có những mẻ cà phê ngon và chất lượng, cà phê nhân xanh cũng phải là cà phê ngon và đạt tiêu chuẩn của Việt Thiên đề ra.
ZeMor Coffee sở hữu vùng nguyên liệu cà phê sạch theo tiêu chuẩn VietGap, cho ra đời những hạt cà phê nhân xanh chất lượng cao, phù hợp với những yêu cầu khắt khe mà xưởng rang xay Việt Thiên đề ra.
Những mẻ cà phê chất lượng được thu hoạch và đưa đến 3 nhà máy rộng hơn 10.000m2 của Việt Thiên để tiến hành công đoạn sơ chế, phân loại và rang xay chuyên biệt. Tại các nhà máy, từng hạt cà phê được đội ngũ kỹ thuật viên chọn lọc và chăm chút cho từng hạt cà phê. Để các hạt cà phê có thể đạt đủ độ ngon và thăng hoa, chúng đã trải qua một quá trình dài đầy khó khăn với sự chăm chút và tình yêu cà phê đến tận cùng của người nông dân.
Sử dụng máy rang hiện đại và công nghệ mới nhất, ZeMor Coffee mang đến cho người dùng những hạt cà phê ngon, sạch với hương vị cà phê nguyên bản nhất.
Hương thơm quyến rũ từ tách cà phê nguyên chất mang lại sẽ cho bạn biết rằng cà phê thật sự có thể thơm đến như thế. Và khi thưởng thức một tách, bạn sẽ hoàn toàn bị nó chinh phục. Là một người tiêu dùng, hãy ủng hộ các sản phẩm cà phê nguyên chất sạch và chất lượng từ vùng nguyên liệu sạch của Việt Thiên, bạn nhé!
Nếu như quán của bạn cần mua cà phê nguyên chất tại TpHCM có thể liên hệ với Xưởng Việt Thiên (ZeMor Coffee) qua Hotline:(028) 3716 6995 - 0938 020 266 hoặc Fanpage: ZeMor Coffee để nhận được tư vấn và mẫu thử miễn phí nhé!